Danh mục
Đào tạo theo chương trình của doanh nghiệp
DỊCH VỤ KẾ TOÁN THUẾ
THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP
CHỨNG THƯ SỐ NHÀ THẦU
TƯ VẤN ĐẦU THẦU
LẬP HỒ SƠ DỰ THẦU
ĐẤU THẦU QUA MẠNG
KIỂM ĐỊNH AN TOÀN
CHỨNG CHỈ HÀNH NGHỀ
ĐĂNG KÝ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
ĐĂNG KÝ BÊN MỜI THẦU
HOTLINE ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG CHỈ SƠ CẤP NGHỀ
KHÓA HỌC
TẢI CÔNG VĂN DẤU ĐỎ
Văn bản pháp quy
Tài liệu giáo trình, bài giảng
Tư vấn Xin cấp chứng chỉ hành nghề
Lịch khai giảng Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam
Khóa Học Đấu Thầu
Các khóa học nghành xây dựng
CÁC KHÓA HỌC KHÁC
ĐÀO TẠO HỆ SƠ CẤP NGHỀ
LỊCH KHAI GIẢNG MỚI
XÉT TUYỂN CĐ, ĐẠI HỌC
ĐĂNG KÝ NHÀ THẦU
CHỨNG THƯ SỐ ĐẤU THẦU QUA MẠNG
Đăng ký học
Tư vấn trực tuyến
MIền Bắc
Miền Trung
Miền Nam
Hotline:
0936358966
 
Quảng cáo
Thống kê truy cập
Online: 3
Hôm nay: 11
Trong tuần: 691
Trong tháng: 3969
Tổng: 10536009

         Home > Tài liệu giáo trình, bài giảng >
 Chương 1. Đại cương về kết cấu thép Chương 1. Đại cương về kết cấu thép , CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

Chương 1. Đại cương về kết cấu thép

Chương 1

Đại cương về kết cấu thép

1.1. Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép

1.1.1. Ưu điểm

1.1.1.1. Khả năng chịu lực lớn, độ tin cậy cao

- Khả năng chịu lực lớn:

Do vật liệu thép có cường độ lớn (lớn nhất trong các vật liệu xây dựng).

- Độ tin cậy cao:

o Do cấu trúc thuần nhất của vật liệu.

o Sự làm việc của vật liệu gần sát nhất với các giả thuyết tính toán.

1.1.1.2. Trọng lượng nhẹ

Là kết cấu nhẹ nhất trong các kết cấu chịu lực (bêtông cốt thép, gạch, đá, gỗ…).

Đặc điểm này được đánh giá thông qua hệ số c là tỷ lệ giữa trọng lượng riêng và cường

độ tính toán của nó:


 

c =


ã

R


Ví dụ: Thép có    : c = 37.10-4 1/m.

Gỗ có     : c = 5,4.10-4 1/m.

Bêtông    : c = 3,4.10-4 1/m.

1.1.1.3. Tính công nghiệp hoá cao

Vật liệu thép được sản xuất hoàn toàn trong nhà máy, việc chế tạo kết cấu thép cũng

được làm chủ yếu trong các nhà máy chuyên ngành, hoặc dùng các loại máy móc chuyên

dụng. Vì vậy kết cấu thép là loại kết cấu hợp lý nhất với điều kiện xây dựng công nghiệp

hoá.

1.1.1.4. Tính cơ động trong vận chuyển, lắp ráp

Do trọng lượng nhẹ, việc vận chuyển, lắp ráp, sửa chữa, thay thế kết cấu thép dễ

dàng, nhanh chóng.

1.1.1.5. Tính kín

Kết cấu thép có khả năng chống thấm cao (không thấm nước, không thấm khí), nên

thích hợp dùng cho các bể chứa chất lỏng, chất khí.

1.1.2. Nhược điểm

1.1.2.1. Dễ bị xâm thực

Thép dễ bị gỉ, nhất là trong môi trường xâm thực, không khí ẩm. Vì vậy không dùng

thép ở nơi ẩm ướt, có chất ăn mòn. Thậm chí ở môi trường bình thường, kết cấu thép

cũng phải luôn có một lớp bảo vệ (sơn, mạ). Do đó, chi phí cho bảo dưỡng kết cấu thép

cao hơn so với kết cấu bêtông cốt thép, gạch, đá, gỗ.

 

 

 

 

 

1-1


 

 

 

Chương 1. Đại cương về kết cấu thép

1.1.2.2. Chịu lửa kém

Thép không cháy nhưng khi nhiệt độ tăng đến 500 – 6000C thép chuyển sang dẻo,

mất khả năng chịu lực. Khi sử dụng kết cấu thép trong các dễ cháy như kho chất cháy,

nhà ở, nhà công cộng, thép phải được bọc một lớp chịu lửa (bêtông, sơn phòng lửa).

1.2. Phạm vi sử dụng

1.2.1. Dùng cho các công trình xây dựng dân dụng

1.2.1.1. Nhà nhịp lớn

Nhà nhịp lớn là những loại nhà có yêu cầu không gian sử dụng lớn như rạp hát, nhà

thi đấu thể thao, nhà triển lãm…, các công trình này có nhịp khá lớn (30 – 40m, có thể

lớn hơn 100m).

1.2.1.2. Khung nhà nhiều tầng

Đặc biệt đối với loại nhà kiểu tháp, khi số tầng lớn hơn 15 tầng thì kết cấu thép có

lợi hơn so với kết cấu bêtông cốt thép.

1.2.2. Dùng cho các công trình công nghiệp

Kết cấu thép được sử dụng nhiều trong các công trình như nhà máy, nhà xưởng có

nhịp lớn, bể chứa, dàn khoan …

1.2.3. Dùng cho các công trình giao thông

Kết cấu thép được dùng khi cần thi công nhanh, công trình có nhịp lớn, đặc biệt

được sử dụng làm cầu treo, có thể vượt được nhịp lớn hơn 1000m.

Ngoài ra kết cấu thép còn được dùng cho các công trình tháp cao như cột điện, tháp

truyền hình …

Tuy kết cấu thép có nhiều ưu điểm nhưng giá thành thép còn cao nên việc sử dụng

kết cấu thép cần được so sánh cân nhắc với các loại kết cấu khác.

1.3. Yêu cầu đối với kết cấu thép

1.3.1. Yêu cầu về sử dụng

1.3.1.1. Yêu cầu chịu lực

Kết cấu phải đảm bảo về độ bền, độ cứng, đủ sức chịu mọi tải trọng sử dụng.

1.3.1.2. Yêu cầu về tuổi thọ (độ bền lâu)

Hình dáng kết cấu phải đảm bảo thuận tiện cho việc bảo dưỡng, kiểm tra, sơn bảo

vệ.

1.3.1.3. Yêu cầu mỹ quan

Yêu cầu này cũng rất quan trọng, đặc biệt với các công trình công cộng có kết cấu

lộ ra ngoài.

1.3.2. Yêu cầu về kinh tế

1.3.2.1. Tiết kiệm vật liệu

Do thép có giá thành cao nên đòi hỏi người thiết kế phải chú ý đến các giải pháp để

có thể sử dụng thép một cách hợp lý.

 

 

 

 

 

1-2


 

 

 

Chương 1. Đại cương về kết cấu thép

1.3.2.2. Tính công nghệ trong xây dựng

Tính công nghệ hoá phải được thể hiện từ việc thiết kế sao cho phù hợp với việc chế

tạo ở công xưởng đến việc có thể đưa ra lắp dựng một cách nhanh chóng tại công trường.

Một phương pháp giúp đạt được các yêu cầu trên là điển hình hoá kết cấu thép (có

thể điển hình hoá từ cấu kiện như xà gồ, dầm, dàn hoặc điển hình hoá một kết cấu như

cột điện, khung nhà…). Phương pháp này có các ưu điểm:

- Tránh việc thiết kế lặp lại, từ đó giảm được thời gian thiết kế.

- Có thể chế tạo hàng loạt các cấu kiện, từ đó tạo điều kiện sử dụng những thiết bị

chuyên dùng, tăng năng suất lao động.

Tuy vậy, khi thiết kế phải chú ý đến đặc tính riêng biệt của từng loại cấu kiện của

kết cấu để tránh việc quá máy móc gây lãng phí vật liệu.

Chương 1. Đại cương về kết cấu thép ....................................................... 1-1

1.1. Ưu điểm và nhược điểm của kết cấu thép ........................................................1-1

1.2. Phạm vi sử dụng ...............................................................................................1-2

1.3. Yêu cầu đối với kết cấu thép ............................................................................1-2



1-3


       Các Tin khác
  + QUẢN LÝ AN TOÀN LAO ĐỘNG, (06/06/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + ĐO BÓC KHỐI LƯỢNG MỘT PHẦN NGẦM CÔNG TRÌNH DÂN DỤNG (11/03/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (11/03/2014)
  + BÀI GIẢNG ĐẤU THẦU CƠ BẢN (11/03/2014)
  + HỢP ĐỒNG TRONG XÂY ĐỰNG (11/03/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÀI LIỆU ĐẤU THẦU CƠ BẢN (28/02/2014)
  + TÌNH HUỐNG TRONG ĐẤU THẦU (28/02/2014)
  + Bài giảng chỉ huy trưởng công trình xây dựng (18/02/2014)
  + GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (14/02/2014)
  + QUẢN LÝ CHI PHÍ CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH (13/02/2014)
  + Quản lý tiến độ của dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 3) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 2) (13/07/2013)
  + QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ XDCT(PHẦN 1) (13/07/2013)
  + Chuyên đề chức danh chỉ huy trưởng công trình xây dựng (13/07/2013)
  + BÀI GIẢNG GIÁM SÁT ĐÁNH GIÁ DỰ ÁN ĐẦU TƯ (11/07/2013)
  + Lập dự án đầu tư (11/07/2013)

 

  CÔNG TY CỔ PHẦN ĐÀO TẠO VÀ TƯ VẤN ĐẦU TƯ HÀ NỘI

  Trụ sở: 26 Ngõ 72 Nguyễn Trãi, Thượng Đình, Thanh Xuân,  Hà Nội ( cạnh Royal city)
VPGD: P1606, Tầng 16, tòa nhà FS FIVE SEASON, Số 47 Nguyễn Tuân, Thanh Xuân, Hà Nội

                 Tel: 0904896663
 Email: 
phongdaotao88@gmail.com   ****   Website: http://pta.edu.vn